Pearl Phan - Giám đốc điều hành của Cty TNHH TM đầu tư phát triển VTN, chuyên giải pháp tem nhãn mã vạch. Pearl Phan có hơn 7 năm kinh nghiệm kinh doanh các sản phẩm mã vạch cho các ngành kinh doanh, bán lẻ,...

Máy in mã vạch là gì?

 Máy in mã vạch (barcode printer) còn được gọi là máy in tem nhãn, máy in decal mã vạch…là 1 loại thiết bị kết nối với máy tính dùng để in thông tin lên bề mặt tem mã vạch theo yêu cầu của người sử dụng .

Điểm nổi bật của máy in mã vạch là có hệ thống cảm biến (sensor) giúp máy in hiểu rõ và chính xác các quy cách con tem. Nhờ khả năng này, máy in mã vạch có thể in thông tin gọn vào trong từng con tem, đồng thời có thể có thêm một số tính năng như: cắt nhãn tự động, xé nhãn tự động hoặc bóc nhãn tự động.


Công nghệ in (printing technology):

Là cách thức in thông tin lên tem nhãn. Máy in mã vạch có 2 công nghệ in là in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt gián tiếp (tại một thời điểm chỉ sử dụng 1 trong 2 chế độ)

In truyền nhiệt gián tiếp: áp dụng nhiệt trên đầu in để đốt nóng các loại băng mực (ribbon) được cấu tạo bằng sáp (wax), sáp và nhựa (wax/resin) hoặc nhựa (resin) – qua đó truyền hình ảnh, mã vạch, thông tin cần in lên tem truyên nhiệt hay nhãn truyền nhiệt (Thermal transfer labels). Băng mực (ribbon) có thể có các màu sắc khác nhau, vì vậy bạn không bị giới hạn in màu đen. Với cách in truyền nhiệt gián tiếp, tem nhãn ra đời với hình ảnh sắc nét, độ bền cao và chống xước khá. Cách in này cũng giúp điều hòa được nhiệt độ đầu in và tránh ma sát trực tiếp với tem nhãn giúp nâng cao tuổi thọ đầu in.

In nhiệt trực tiếp: áp dụng nhiệt trên đầu in để kích hoạt các tem cảm nhiệt trực tiếp (Direct thermal media). Thông qua một phản ứng hóa học, nhãn xuất ra thông tin nơi nhiệt được áp dụng. Với cách in này, không có mực in – chỉ cần cung cấp nhãn in nhiệt trực tiếp, do đó có thể tiết kiệm được chi phí cho mực in. Tuy nhiên, nhược điểm nhãn in nhiệt trực tiếp là nó không chống xước và sẽ bắt đầu phai mờ khi tiếp xúc với ánh sáng, làm cho chúng khó đọc. Đồng thời phương pháp này cũng làm giảm tuổi thọ đầu in nhanh hơn vì đầu in phải dùng nhiều nhiệt lượng và tiếp xúc trực tiếp với con tem.

Thông số kỹ thuật:

Độ phân giải đầu in (resolution): Là thông số thể hiện mật độ điểm đốt nóng trên một đơn vị độ dài. Đơn vị tính là dpi (dot per inch) có nghĩa là số điểm đốt nóng trên một inch. Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét. Tối thiểu bạn phải có một máy in mã vạch có độ phân giải từ 203 - 300 dpi để in nhãn rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh.

Bộ nhớ (Memory): Bộ nhớ của máy in gồm 2 phần là RAM và FLASH. Bộ nhớ RAM của máy in có chức năng nhận lệnh in từ máy tính còn bộ nhớ FLASH có chức năng lưu các thông tin như quy cách con tem, font chữ sử dụng và hình ảnh dạng số.

Chiều rộng nhãn in tối đa (Maximium Print Width = MPW): Các máy in trung bình thường có MPW = 102/ 104mm đi với khổ giấy 110mm. Một số máy in có MPW = 128/ 168/ 216 mm để ứng dụng cho các nhãn in có khổ giấy lớn.

Vật liệu in (Media Type): Ngoài giấy là vật liệu in chính, các máy in nhãn còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp (PVC), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, nhãn vải v.v.. Các loại tem nhãn này thường được thiết kế dưới dạng cuộn (roll), hỗ trợ tối đa việc kiểm soát in ấn, dễ bóc tách cũng như định số lượng tem cụ thể, tránh lãng phí..

Mực in (Ribbon): Đối với cách thức in truyền nhiệt gián tiếp, đòi hỏi một băng mực (ribbon) để in. Băng mực này được thiết kế cuộn tròn theo dạng ruy-băng (ribbon), được cấu tạo bằng sáp & nhựa. Tùy theo cấu tạo của các loại máy in mà mực sẽ được phủ bám phía ngoài (Face Out) hoặc phía trong (Face In). Một số loại máy in có thể thích ứng cả 2 loại mực in. Độ rộng nhất của cuộn mực sẽ phụ thuộc vào độ rộng của đầu in.

Tốc độ in (Print speed):Tốc độ in có đơn vị tính là ips (inches per second), là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây. Tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng, tốc độ in của máy in mã vạch có nhiều lựa chọn để khách hàng quyết định.

Kết nối (Quad connectivity): Máy in mã vạch ngày nay được tích hợp nhiều loại kết nối để đồng bộ hóa tối ưu với mạng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp từ có dây như Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, LAN tới không dây như WAN (IEEE801.01).

Phân loại

Việc phân loại máy in mã vạch chủ yếu dựa vào độ phân giải, tốc độ in và kết cấu khung sườn. Máy in mã vạch được chia làm 2 loại chính:

Máy in mã vạch để bàn (máy in desktop): Là loại máy in nhỏ gọn, tiết kiệm không gian, có tốc độ in thấp hơn so với máy in mã vạch công nghiệp, kích thước cuộn giấy in nhỏ, thông thường là 110mm(R) x 50m(d). Dòng máy này thường được áp dụng cho văn phòng in với số lượng tem ít trong ngày - dưới 10.000 như các cửa hàng bán lẻ, shop thời trang, điểm bán vé....

Một số Dòng máy in để bàn: Hãng Zebra: zebra GK420T, zebra GK420D, zebra GC420T, GC420D, GX420T, GX420D, GX430T; Hãng Argox: CP2140, CP3140; ...

Máy in mã vạch công nghiệp: Là dòng máy in có thiết kế lớn và gồ ghề nhưng đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu in ấn nhãn mã vạch. Máy có khả năng in nhãn mã vạch với thông tin văn bản, mã vạch, và đồ họa chất lượng cao. Có khả năng in số lượng lớn trong ngày.

Được thiết kế để tồn tại trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt nhất, các máy in có thể in liên tục trong 24/7. Cấu tạo máy in công nghiệp gồm 2 loại: làm bằng nhựa  plastic và thép.

Một số dòng máy in mã vạch công nghiệp phổ biến: Hãng Zebra: Zebra Zm600, Zebra ZM400, Zebra 105SL, 110xi4, 140Xi4, 170Xi4, 220Xi4; Hãng Argox: Argox X1000, X2000, X2300, X3200, G6000,...

Các loại máy in mã vạch của BarcodeVTN

Chúng tôi cung cấp các dòng máy in mã vạch như:

Share:

No comments:

Post a Comment

Blog Archive

Labels

Labels

Recent Posts